Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Electronic Ballast HID - Tăng phô điện tử cho bóng đèn cao áp

Mình giới thiệu những tính năng của tăng phô điện tử,
do hiện nay:
mạng điện của Việt Nam cải thiện hơn về chất lượng truyền tải
giá thành điện ngày càng cao
yêu cầu tiết kiệm điện trong sinh hoạt sản xuất.
Sơ đồ sử dụng: 
 
Bóng HID - tăng phô cơ ( Magnectic Ballast) - Kích ( Ignictor ) - Tụ ( Capacitor).
Or
Bóng HID - tăng phô cơ ( Magnectic Ballast) - Tụ ( Capacitor).
 
Việc dùng tụ ( capacitor ) sẽ cải thiện hệ số công suất của hệ thống từ 0.4 - 0.5 ( không dùng tụ) lên 0.85 - 0.9 ( dùng tụ) ( đối với các thiết bị đảm bảo đấy đủ tiêu chuẩn khi sản xuất).
 
Sơ đồ mới:
 
Bóng HID - Tăng phô điện tử - (Electric Ballast ) 
 
Các tính năng của Tăng phô điện tử - (Electric Ballast ) :
 
- Lighting comfort and quality
- Impressive economy 
- Constant high quality
- Standards and approval marks
- Innovations for luminaire installtion 
- Daili - DSI interfice HID
- Specialist in surface-mounted applications
- Robust and durable: PCIS outdoor for outdoor applications,
 
Tính năng thường có của Tăng phô điện tử - Electronic Ballast cho bóng HID - High-Intensiti discharge: 
 
- Cho cảm giác ánh sáng không nhấp nháy ( tầng số hoạt động: 145Khz)
 
- Hoạt động xung cao tăng năng lượng kích cho bóng.
 
- Màu sắc ánh sáng ổn định nhờ tính năng ổn định công suất ngõ ra.
 
- Tuổi thọ 50.000h, kèm theo hoạt động ổn định.
 
- Không gây nhiễu ồn, và nhiễu tầng số trong quá trình hoạt động.
 
- Chế tự ngắt mạch khi đèn hết thời gian sử dụng, hay khi tháo đèn.
 
- Giảm khoảng 50% thời gian kích bóng.
 
- Tiết diện dây dẫn đầu cuối: 1.5mm2 đến 2.5mm2 tùy chủng loại dây.
 
- Có khả năng Dimming chế độ digital ( Dimming số) từ 40%-100% lượng ánh sáng.
 
- Hoạt động ở chuẩn giao tiếp DSI, DALI, StepDIM với thiết bị control ( thiết bị điều khiển).
 
- Khi dùng chuẩn giao tiếp DALI với mạng điều khiển, thiết bị có tính năng báo khi gặp sự cố: đèn hỏng, nguồn điện bị ngắt....
 
- Board mạch của Electronic Ballast ( Tăng phô điện tử) đặt trong case chống thấm và chống ẩm, chống rung theo tiêu chuẩn EURO CE,
 
- Có hệ thống chống ngắn mạch . 
 
- Thiết kế đảm bảo cách điện theo tiêu chuẩn CE.
 
Các thông số kỹ thuật thương có của một Electronic Ballast - Tăng phô điện tử cho bóng HID:
 
- Điện áp hoạt động xoay chiều AC: 198-254V >>>>> Giúp hoạt động tốt trong môi trường truyền tải điện ở Việt Nam, trong giới hạn này Electronic Ballast sẽ hoạt động bính thường đảm bảo hệ số công suất vẫn là 0.97 ( 97%), nếu với tăng phô cơ, nếu không thiết kế đúng tiêu chuẩn, việc giảm điện áp sẽ dẫn đến dòng qua Ballast cao để đảm bảo mức công suất đầu ra, và Ballast sẽ nóng lên gây hỏng Ballast, kích.
 
- Điệp áp hoạt động một chiều DC: 153-320V
 
- Tầng số đầu vào: 0/50Hz/60Hz.
 
- Dòng DALI : 2mA.
 
- Tầng số hoạt động: khoảng 145KHz >>>> Cho chất lượng ánh sáng liên tục, không gây cảm giác ánh sáng nhấp nháy.
 
- Áp kích: 5KV >>> cao giúp giảm thời gian kích bóng ( khoảng 50%).
 
- Chuẩn bảo vệ : IP20 >>>( bảo vệ chống thẩm chống ẩm chống rung, chống va đập, cách điện).
 
-Hệ số công suất: 0.97( 97%) tổn hao của tăng phô điện tử khá thấp ( chỉ 3%) điều này giúp tiết kiệm chi phí cho chiếu sáng và cả cho hệ thống làm lạnh, điều hòa.
 
Một tăng phô điện tử đúng tiêu chuẩn sẽ đáp ứng đầy đủ các tính năng trên và nó có một số ưu điểm so với tăng phô cơ, trừ một yếu tố cũng quan trọng không kém là tuổi thọ ngắn hơn so với tăng phô cơ.

Ballast cho bóng cao áp

 
***Thảo Luận***
 
Mình không phải dân điện, nhưng đang học điện tử.
mình cho ra luồng này nhằm vào kiến thức về ballast cho bóng đèn cao áp và bóng cao áp HID nhằm trao đổi các kiến thức về chúng.
 
Đầu tiên mình xin nói về bộ ballast sắt từ cho bóng cao áp. Loại ballast này gồm 1 tâng phô sắt từ , 1 tụ bù và 1 kích( nếu trong bóng chưa có kích bên trong).
có bao giờ các bạn hỏi tại sao để thắp sáng 1 bóng cao áp hid như vậy cần có theo bộ ballast ko? và tại sao?
Bóng cao áp lợi dụng sự phóng điện( hồ quang) giữa 2 điện cực để bức xạ và các tia cực tím.... các tia này phản ứng với các kim loại như natri...hoặc va đập vào lớp bột huỳnh quang và phát ra ánh sánh nhìn thấy. khi bóng sáng bình thường, dòng qua bóng rất phức tạp và dao đông. hồ quang phát sinh có trở kháng âm. do đó, chỉ cần có điện áp đặt vào thì dòng tăng rất rất nhanh đến khi vỡ bóng thì thôi.  .
để khắc phục điều này người ta mắc cuộn dây nối tiếp ( tâng phô sắt từ đó các bác) để khắc phục điều này. Nhiều người cứ nói tâng phô sắt từ để hạn dòng, ổn định dòng nhưng thực chất nhiều nhười chưa hiểu nó hạn dòng hay ổn đinh dòng như thế nào. Đặc tính vật lý của cuộn dây là dòng qua chúng không đột biến , tức là vận tốc tăng dòng qua cuộn dây sẽ chậm hơn. do đó, khắc phục được hiện tượng tăng dòng đột biến qua bóng vì trở kháng âm của đèn. 
Bây giờ đến tụ bù: khi mắc nối tiếp cuộn dây với đèn thì do cảm kháng của cuộn dây nên dòng qua chúng sẽ chậm pha hơn. kết quả công suất bóng sẽ giảm rõ rệt( p=ui.cos@) . ta mắc thêm tụ, tụ có tính dung kháng nên dòng sẽ nhanh pha hơn áp. do đó hồi phục lại góc @ ban đầu của điện lưới đưa vào bóng. nên công suất sẽ lớn hơn nhiều.
Hôm nay đến thế! thân ái! 
***Bình luận***
- Ngocxinh_xl:
Có thể nói kích là linh kiện đóng ngắt mạch điện cung cấp cho bóng có định thời theo cách nào đó. Đèn HID cần có xung cao áp để khởi động hồ quang giữa 2 điện cực. Khoảnh khắc đóng ngắt mạch điện, cũng chính khoảnh khác đó cuộn dây xuất hiện xung cao thế khởi động hồ quang điẹn giữa 2 điện cưc của đèn. Có lẽ đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên về chức năng khi sử dụng cuộn dây cho ballast :)). 
Tiếp theo là ballast điện tử:
cơ cấu cũng như cách thức hoạt động của ballast điện tử cho từ bóng đèn huỳnh quang, compac cho đến bóng sodium, MH, thủy ngân cao áp.. đều cùng một dạng. 
Nhiệm vụ chính của ballast điện tử là kích bóng bằng xung cao áp, sau đó ổn định dòng qua bóng. Các mạch điện tử tổng hợp trong ballast phối hợp nhau để thực hiện 2 chức năng chủ yếu trên. 
Từ 2 nhiệm vụ đó, người ta mới bắt đầu xây dựng mạch.
Đầu tiên:
Mạch cần phải tạo xung cao áp khi đóng công tắc cấp điện cho mạch. Qua trình tạo xung là liên tục( ý là các xung có tần số cao liên tục đc tạo thành đến khi nào bóng khởi động xong và bắt đầu sáng thì thôi). Khi bóng khởi động và bắt đầu sáng. tín hiệu hồi tiếp về bộ tạo xung và ngắt quá trình tạo xung. Đồng thời thời điểm đó cớ chế ổn định dòng của ballst hoạt động. ổn định dòng cho bóng đến công suất thích hợp với các số liệu tính toán đã tính trước. .
Tổng thể cơ chế hoạt động của ballast điện tử là như vậy. 
 
Qua trình tính toán xây dựng mạch:
- Xây dựng mạch tạo xung cao áp tần số cho trước( tần số này phải tính toán trong khoảng nhất định cho mỗi loại bóng. kHông thể thích lấy bao nhiêu cũng dc. Vấn đề này tôi sẽ trình bày sau).
cho số liệu là xung 4KV, tần số 40KHz.
Các bạn nghĩ mạch điện như thế nào để tạo ra xung cao áp như trên?
Mọi chi tiết xin liên hệ: chiếu sáng Ngọc Khôi

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng

Thực hiện phương châm "Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng", Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng, nhằm mục đích tiết kiệm điện năng.
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Anh Tuấn - Công ty Quản lý vận hành và chiếu sáng công cộng Thành phố Đà Nẵng tại buổi Hội thảo khoa học “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách” diễn ra mới đây.
Cũng theo anh Nguyễn Anh Tuấn: Tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng không phải là tắt, không sử dụng các bóng đèn mà cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ tiên tiến, sử dụng các nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả.
Nhằm mục đích tiết kiệm điện theo chỉ thị 19/2005/CT-TTg, ngày 02/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị 10/CT-BCT, ngày 12/3/2010 của Bộ Công Thương và chỉ thị 05/CT-UBND, ngày 17/5/2010 và chỉ thị 03/CT-UBND ngày 24/2/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Công ty Quản lý vận hành và chiếu sáng công cộng Thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ tiên tiến cho chiếu sáng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại thành phố.
Phương pháp Dimming:
Để thay thế cho việc cắt giảm điện cưỡng bức một số đèn về đêm trên tất cả các tuyến đường của thành phố Đà Nẵng, giải pháp kỹ thuật gọi là phương pháp Dimming đã được đưa ra. Giải pháp này sử dụng chấn lưu 2 mức công suất, lắp thí điểm cho 8 tuyến chiếu sáng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Giải pháp góp phần tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng công cộng, giảm đến 30% lượng điện tiêu thụ mỗi bóng đèn, cường độ ánh sáng luôn được phân phối đồng đều trên suốt tuyến chiếu sáng, tăng cường tuổi thọ cho bóng đèn và chấn lưu, loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất cập là phải cắt giảm phụ tải chiếu sáng công cộng một cách cưỡng bức, giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính CO2, không gây ô nhiễm môi trường.
Đến nay, cả thành phố đã lắp đặt 14 tuyến chiếu sáng, với tổng số 1.478 bộ đèn cao áp và mỗi tháng tiết kiệm được 390 triệu tiền điện.
 Thành phố Đà Nẵng tiết kiệm đươc 390 triệu tiền điện mỗi tháng từ chiếu sáng công cộng.
Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng”.  Đây là công trình khoa học mới, các vấn đề khoa học, công nghệ lắp đặt hoàn toàn thuộc kiểu dáng Việt Nam, có tất cả 55 bộ đèn được nghiên cứu chế tạo và lắp đặt cho 12 ngõ xóm ở 3 quận Hải Châu, Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, mỗi bộ đèn có 24 W thay cho đèn Compact 50 W, Mercury 80 W và Mercury 125 W, tiết kiệm hơn 50% lượng điện tiêu thụ.
Thành công của đề tài đáp ứng tốt phương châm “Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng”. Điểm nổi trội nữa của đề tài là tuổi thọ của đèn LED Nano rất cao, đạt 50.000 giờ so với các đèn Compact và Mercury chỉ đạt 6.000 giờ.
Thân thiện với môi trường, công suất tiêu thụ nhỏ, công nghệ Nano góp phần giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính CO2 phát ra, giảm tối thiểu chi phí xử lý phế thải do không có thuỷ ngân. Độ an toàn, giảm rủi ro cháy nổ do phát nhiệt ít. Về sức khoẻ, giảm thiểu bức xạ tia cực tím và tia hồng ngoại, không nhấp nháy, giảm thiểu mỏi mắt.
Đến nay toàn thành phố đã lắp đặt được 152 bộ đèn LED và tương lai không xa sẽ vươn ra xa lắp đặt cho cả nước để thay dần các loại đèn vừa có công suất tiêu thụ điện năng lớn, vừa có công nghệ lạc hậu, tuổi thọ thấp… Đà Nẵng đang hướng đến thế kỷ 21 là thế kỷ của Công nghệ Nano.
Cầu Rồng được quan tâm lắp đặt đèn LED ngay từ khâu thiết kế.
Đèn chiếu sáng công viên vườn hoa
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang sử dụng 2.078 bộ đèn chiếu sáng cho vườn hoa, công viên.
Nếu áp dụng đồng loạt giải pháp công nghệ thay thế hết 2.078 bộ đèn chiếu sáng vườn hoa và công viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sau một vòng đời của đèn LED tối thiểu là 3 năm tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng.
Giải pháp kỹ thuật được Thành phố Đà Nẵng áp dụng là sử dụng đèn LED công suất 10 W, thay cho các loại đèn sử dụng công nghệ truyền thống có công suất từ 20 W đến 70 W. Do tuổi thọ của đèn LED cao hơn hẳn, công tác duy trì sẽ ít lại, vì thế chi phí duy tu bảo dưỡng cũng thấp hơn.

Tiết kiệm năng lượng với hệ thống đèn đường thông minh

Một giải pháp mới giúp các quốc gia châu Âu tiết kiệm năng lượng cho hệ thống đèn đường mà không phải tắt đèn, đó là ứng dụng công nghệ đèn đường thông minh. Công nghệ này cho phép bóng đèn nhận biết và tự động điều chỉnh cường độ ánh sáng cho phù hợp.
Hệ thống đèn đường thông minh là sản phẩm được thiết kế bởi trường ĐH Công nghệ Delft (Hà Lan). Hệ thống sử dụng công nghệ cảm biến chuyển động, tự động giảm cường độ ánh sáng của đèn đường khi không có người hoặc phương tiện giao thông qua lại, giúp tiết kiệm đến 20% năng lượng.
Khi có người hoặc phương tiện di chuyển vào làn đường, họ sẽ được phát hiện bởi hệ thống cảm biến của chiếc đèn đường gần nhất. Sau đó,  toàn bộ hệ thống đèn sẽ được bật lên. Ngay khi những phương tiện này đi qua, hệ thống đèn sẽ giảm cường độ ánh sáng.
Hệ thống đèn đường thông minh sẽ giúp giảm năng lượng tiêu thụ và còn giảm phát thải khí CO2.
Những chiếc đèn được kết nối với nhau bởi hệ thống điểu khiển không dây và có khả năng phân biệt giữa con người và những động vật nhỏ như mèo hoặc chuột. Hệ thống này cũng cho phép cài đặt cường độ ánh sáng khác nhau tại những địa điểm khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng.
Mỗi năm, châu Âu tiêu tốn 13 tỷ USD tiền điện cho hệ thống đèn đường. Số tiền khồng lồ này chiếm đến 40% chi phí năng lượng của chính phủ. Đứng ở góc độ môi trường, nguồn năng lượng này tương đương với việc phát thải 40 triệu tấn khí thải CO2, bằng với lượng khí thải của 20 triệu xe ô tô.
Châu Âu đang dự tính sẽ tắt điện của hệ thống đèn đường tại các khu vực dân cư và nông thôn từ sau nửa đêm. Nhưng giờ đây, với công nghệ đèn đường thông minh, châu Âu có thể sẽ tránh được điều này.
Hệ thống đèn đường thông minh đã được lắp đặt thử nghiệm trong một khuôn viên của trường ĐH Delft và thu được những kết quả rất tích cực. Sau đó, hệ thống được triển khai thí điểm tai 4 thành phố ở Hà Lan và 1 thành phố của Ireland. Hiện, nó đã sẵn sàng để được đưa vào thương mại hóa.
Hệ thống này không chỉ giúp giảm năng lượng tiêu thụ mà còn giảm phát thải khí CO2  đến 80%, trong khi đồng thời giảm chi phí bảo dưỡng và ô nhiễm ánh sáng.
Chintan Shah, người thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng đường này cho biết, các thành phố nên nhận ra rằng, chỉ sau 3-4 năm, hệ thống đèn đường thông minh sẽ giúp thu hồi được vốn đầu tư thông qua việc tiết kiệm chi phí năng lượng và chi phí bảo trì.
Nhiều quốc gia châu Âu đang triển khai và xây dựng hệ thống đèn đường thông minh của riêng mình. Trong đó, Đan Mạch và Phần Lan đang lên kế hoạch lắp đặt hàng chục ngàn đèn đường thông minh trong năm tới.

Canada: Đẩy mạnh sử dụng đèn đường LED nhằm tiết kiệm năng lượng

Thành phố Ottawa của Canada cho biết những đèn đường LED mới được lắp đặt vào cuối năm 2014 đã giúp giảm tiêu thụ điện năng đến 75%.
Thành phố lớn thứ tư ở Canada này đã thay thế các đèn đường halogen cũ bằng đèn đường LED mới. Với việc thay thế này, hiệu suất cắt giảm tiêu thụ năng lượng đã đạt 75%. 
Việc thay thế lắp đặt đèn LED đã giúp thành phố Ottawa giảm tiêu thụ điện năng đến 75%.
Theo kỹ sư Dave Noble, tỷ lệ tiết kiệm lên đến 75% nêu trên đã giúp cắt chi phí tiền điện, từ mức 590 USD trước đây xuống còn 150 USD. 
Calgary, một thành phố khác của Canada cũng đang triển khai kế hoạch nâng cấp đèn đường LED. Hội đồng thành phố Calgary đã công bố kế hoạch thay thế đèn đường sodium cao áp đèn LED có hiệu quả năng lượng cao hơn vào tháng 7 năm 2014. Loạt đèn LED mới này được dự kiến ​​sẽ cắt giảm tiêu thụ năng lượng đến 55%.


Kế hoạch trang bị thêm đèn đường của thành phố Calgary dự kiến ​​sẽ có trị giá ít nhất 23,7 triệu USD cho 19,5 ngàn đèn đường trong tổng số 90 ngàn đèn đường. Đầu tư thực hiện để lắp đặt các đèn được dự kiến ​​sẽ được hoàn lại trong vòng 10 năm.
Nhà cung cấp cột đèn chiếu sáng hàng đầu Việt Nam.