Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Đà Nẵng Sáng tạo trong chiếu sáng đô thị

Trăn trở trước vấn đề tiêu tốn điện năng, chất lượng ánh sáng thấp, tuổi thọ của các loại bóng đèn không cao, kỹ sư chính Phạm Tài, Giám đốc Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng cùng các cộng sự đã bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo thành công bộ đèn LED ứng dụng công nghệ Nano phát sáng. Qua đó, góp phần tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho việc đi lại của người dân.
Tiết kiệm điện năng và bảo đảm môi trường
Các loại đèn chiếu sáng trước đây hầu hết sử dụng đèn Mercury 80W, Compact huỳnh quang 40W, 50W tuổi thọ không cao và tốn điện năng. Hơn nữa, trong các loại đèn này có khí thủy ngân, khi hết thời hạn sử dụng nếu bị phá hủy, thủy ngân sẽ phát tán gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng. Từ thực tế đó, kỹ sư chính Phạm Tài đã nghiên cứu và chế tạo thành công bộ đèn LED ứng dụng công nghệ Nano phát sáng thay cho công nghệ phóng điện ở các loại đèn đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Kỹ sư chính Phạm Tài cho biết, đây là một giải pháp công nghệ mới bởi tại Việt Nam, hiện chưa có nơi nào sản xuất đèn chiếu sáng ngõ xóm sử dụng LED ứng dụng công nghệ Nano phát sáng. Bộ đèn được sử dụng chiếu sáng là loại đèn LED Nano 24W, công suất lớn, tuổi thọ cao. Theo kỹ sư Tài, ưu điểm của loại đèn LED này là chi phí duy tu bảo dưỡng, thay thế thấp, ngoài ra, tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Theo khảo sát, đèn LED này có thể tiết kiệm được 40% công suất tiêu thụ so với đèn Compact 40W và tiết kiệm được 70% công suất tiêu thụ so với đèn Mercury 80W và tiết kiệm 80% công suất so với đèn Mercury 125W.
Kế thừa thành công từ công trình đèn chiếu sáng kiệt ngõ, kỹ sư Tài tiếp tục thực hiên nghiên cứu “Đèn chiếu sáng công viên vườn hoa” bằng việc sử dụng các loại đèn LED công suất 10W. Kỹ sư Tài cho biết, việc chiếu sáng vườn hoa công viên về đêm không chỉ làm đẹp cho cảnh quan mà còn tạo cảm giác bình an cho người dân và du khách đến vui chơi, giải trí, không những thế, còn góp phần đảm bảo an ninh trật tự. Theo tính toán sơ bộ, nếu áp dụng đồng loạt giải pháp công nghệ cho toàn bộ đèn chiếu sáng vườn hoa và công viên trên địa bàn, sau một vòng đời của đèn LED (tối thiểu 3 năm) có thể tiết kiệm được trên 1 tỷ đồng cho thành phố.
Hiện nay, đèn LED Nano đã được lắp đặt tại 29 kiệt xóm và 2 công viên vườn hoa trên địa bàn thành phố. Bộ đèn LED đang hoạt động ổn định, lượng quang thông phát ra đảm bảo dù điện áp không ổn định, qua đó, góp phần đảm bảo cho việc đi lại và giao thông.

Trang trí thành phố
Chiếu sáng trang trí đã tạo nên một diện mạo mới cho thành phố về ban đêm, nhất là vào những dịp lễ, Tết. Lúc này, chiếu sáng trang trí cùng với chiếu sáng cảnh quan kết hợp hài hòa với chiếu sáng lễ hội đã tạo nên một không gian thư giãn, hiện đại và đẹp mắt không những cho người dân mà còn với du khách khi tham quan thành phố.
Cầu Sông Hàn là một trong những địa điểm thu hút rất đông người dân và du khách ghé thăm mỗi khi đến Đà Nẵng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hệ thống điện chiếu sáng trên dây cầu Sông Hàn đã xuống cấp, làm mất mỹ quan chung của khu vực. Vì vậy, trên cơ sở hệ thống điện chiếu sáng trang trí hiện tại, Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát tháo dỡ hệ thống đèn LED cũ và phần điều khiển; sử dụng lại phần dây dẫn điện, vỏ tủ điều khiển và bổ sung thêm dây cấp nguồn. Ông Đặng Lê Kim Hòa, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng, cho hay, cầu Sông Hàn là một điểm nhấn của thành phố, việc duy trì thường xuyên và thay đổi hệ thống chiếu sáng trang trí trên cầu Sông Hàn là rất cần thiết. Vì vậy, Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng tháo dỡ, lắp đặt điện chiếu sáng trang trí trên dây văng cầu Sông Hàn. Ý tưởng này đã được UBND thành phố chấp nhận và cho phép thực hiện với việc sử dụng công nghệ đèn LED giúp tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường, đồng thời, tạo mỹ quan đô thị cho toàn thành phố.

Hơn 1.000 xe máy chìm nghỉm trong bãi ở Sài Gòn

Nước ngập 1-1,5 m nhấn chìm cả nghìn xe máy, nhiều chiếc chỉ còn nhô gương chiếu hậu lên mặt nước, chủ nhân phải vất vả mò tìm nhận dạng xe mình. 

hon-1000-xe-may-chim-nghim-trong-bai-o-sai-gon
Toàn bộ xe máy chìm trong nước. Ảnh: Tùng Duy
Cơn mưa lớn nhất năm trút xuống TP HCM chiều tối 26/9 khiến nước chảy ào ào vào bãi giữ xe rộng khoảng 800 m2 trên đường Nguyễn Siêu (quận 1), nhấn chìm cả nghìn xe máy được gửi tại đây.
Nhiều nơi nước ngập gần 1,5 m, các xe chỉ còn lấp ló kính chiếu hậu nhô khỏi mặt nước. Nhân viên bãi lúng túng do không thể di chuyển một lượng lớn xe ra khỏi bãi tránh ngập.
Rất đông nhân viên văn phòng, chủ xe... vào bãi lấy xe sau cơn mưa nhưng bất lực.
hon-1000-xe-may-chim-nghim-trong-bai-o-sai-gon-1
Nhiều người ngồi thành nhóm đợi xe mình được đưa ra ngoài dù đã chuyển sang ngày mới. Ảnh: Mạnh Tùng
23h30, hàng trăm chủ xe vẫn ngồi la liệt trên vỉa hè đường Nguyễn Siêu chờ nước rút để lấy xe. Dắt chiếc tay ga bị chìm trong nước nhưng không thể nổ máy, chị Hoa (nhân viên ngân hàng) yêu cầu chủ bãi xe phải bồi thường. Tuy nhiên, phía nhà xe cho rằng, chuyện ngập nước là thiên tai ngoài ý muốn nên từ chối đền.
Nhiều người chứng kiến tỏ thái độ bức xúc, lớn tiếng nói bãi xe vô trách nhiệm. "Giá gửi xe ở đây mỗi ngày 5.000-10.000 tùy theo giờ gửi. Giờ xe máy của chúng tôi hư hỏng vầy lại chối bỏ trách nhiệm thì thật quá đáng", anh Hoàng (nhân viên văn phòng) nói.
hon-1000-xe-may-chim-nghim-trong-bai-o-sai-gon-2
Cảnh sát PCCC bơm nước ra ngoài giải ngập cho bãi giữ xe. Ảnh: Mạnh Tùng
Lực lượng cảnh sát PCCC quận 1 điều xe chuyên dụng, máy bơm và hàng chục chiến sĩ đến bơm nước ra ngoài cứu xe. Dự tính phải bơm liên tục 2-3 tiếng mới cạn nước trong bãi. đèn chiếu sáng ngoài trời

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng

Thực hiện phương châm "Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng", Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng, nhằm mục đích tiết kiệm điện năng.
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Anh Tuấn - Công ty Quản lý vận hành và chiếu sáng công cộng Thành phố Đà Nẵng tại buổi Hội thảo khoa học “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách” diễn ra mới đây.
Cũng theo anh Nguyễn Anh Tuấn: Tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng không phải là tắt, không sử dụng các bóng đèn mà cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ tiên tiến, sử dụng các nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả.
Nhằm mục đích tiết kiệm điện theo chỉ thị 19/2005/CT-TTg, ngày 02/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị 10/CT-BCT, ngày 12/3/2010 của Bộ Công Thương và chỉ thị 05/CT-UBND, ngày 17/5/2010 và chỉ thị 03/CT-UBND ngày 24/2/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Công ty Quản lý vận hành và chiếu sáng công cộng Thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ tiên tiến cho chiếu sáng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại thành phố.
Phương pháp Dimming:
Để thay thế cho việc cắt giảm điện cưỡng bức một số đèn về đêm trên tất cả các tuyến đường của thành phố Đà Nẵng, giải pháp kỹ thuật gọi là phương pháp Dimming đã được đưa ra. Giải pháp này sử dụng chấn lưu 2 mức công suất, lắp thí điểm cho 8 tuyến chiếu sáng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Giải pháp góp phần tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng công cộng, giảm đến 30% lượng điện tiêu thụ mỗi bóng đèn, cường độ ánh sáng luôn được phân phối đồng đều trên suốt tuyến chiếu sáng, tăng cường tuổi thọ cho bóng đèn và chấn lưu, loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất cập là phải cắt giảm phụ tải chiếu sáng công cộng một cách cưỡng bức, giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính CO2, không gây ô nhiễm môi trường.
Đến nay, cả thành phố đã lắp đặt 14 tuyến chiếu sáng, với tổng số 1.478 bộ đèn cao áp và mỗi tháng tiết kiệm được 390 triệu tiền điện.
 Thành phố Đà Nẵng tiết kiệm đươc 390 triệu tiền điện mỗi tháng từ chiếu sáng công cộng.
Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng”.  Đây là công trình khoa học mới, các vấn đề khoa học, công nghệ lắp đặt hoàn toàn thuộc kiểu dáng Việt Nam, có tất cả 55 bộ đèn được nghiên cứu chế tạo và lắp đặt cho 12 ngõ xóm ở 3 quận Hải Châu, Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, mỗi bộ đèn có 24 W thay cho đèn Compact 50 W, Mercury 80 W và Mercury 125 W, tiết kiệm hơn 50% lượng điện tiêu thụ.
Thành công của đề tài đáp ứng tốt phương châm “Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng”. Điểm nổi trội nữa của đề tài là tuổi thọ của đèn LED Nano rất cao, đạt 50.000 giờ so với các đèn Compact và Mercury chỉ đạt 6.000 giờ.
Thân thiện với môi trường, công suất tiêu thụ nhỏ, công nghệ Nano góp phần giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính CO2 phát ra, giảm tối thiểu chi phí xử lý phế thải do không có thuỷ ngân. Độ an toàn, giảm rủi ro cháy nổ do phát nhiệt ít. Về sức khoẻ, giảm thiểu bức xạ tia cực tím và tia hồng ngoại, không nhấp nháy, giảm thiểu mỏi mắt.
Đến nay toàn thành phố đã lắp đặt được 152 bộ đèn LED và tương lai không xa sẽ vươn ra xa lắp đặt cho cả nước để thay dần các loại đèn vừa có công suất tiêu thụ điện năng lớn, vừa có công nghệ lạc hậu, tuổi thọ thấp… Đà Nẵng đang hướng đến thế kỷ 21 là thế kỷ của Công nghệ Nano.
Cầu Rồng được quan tâm lắp đặt đèn LED ngay từ khâu thiết kế.
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang sử dụng 2.078 bộ đèn chiếu sáng cho vườn hoa, công viên.
Nếu áp dụng đồng loạt giải pháp công nghệ thay thế hết 2.078 bộ đèn chiếu sáng vườn hoa và công viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sau một vòng đời của đèn LED tối thiểu là 3 năm tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng.
Giải pháp kỹ thuật được Thành phố Đà Nẵng áp dụng là sử dụng đèn LED công suất 10 W, thay cho các loại đèn sử dụng công nghệ truyền thống có công suất từ 20 W đến 70 W. Do tuổi thọ của đèn LED cao hơn hẳn, công tác duy trì sẽ ít lại, vì thế chi phí duy tu bảo dưỡng cũng thấp hơn.

Trung tâm Điều khiển chiếu sáng công cộng TP.HCM

Với giải pháp kỹ thuật - công nghệ trên thành phố Hồ Chí Minh sẽ có một hệ thống điều khiển trung tâm hiện đại cho biết tình trạng chiếu sáng công cộng mọi lúc mọi nơi, có được những thông tin của hệ thống nhằm thiết lập cách thức tổ chức để đối phó hữu hiệu với các sự cố, các vấn đề. Trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng cũng như trên các lĩnh vực khác, quản lý tốt hoàn toàn nhờ vào thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ.
Trung Tam Dieu Khien
Trung Tam Dieu Khien
Ứng dụng công nghệ GIS, Công nghệ sử dụng để kết nối thành mạng điều khiển :
Mạng lưới chiếu sáng hiện hữu sẽ được thực hiện kết nối thành mạng điều khiển được phân bố cấu trúc như sau :
- Tại trung tâm được hình thành bao gồm : một hệ thống mạng máy tính nối mạng cục bộ có nhiệm vụ điều khiển, kiểm soát và quản lý đến từng điểm sáng ngoài trung tâm tại mọi thời điểm của hệ thống khi thực hiện chức năng điều khiển. Hệ thống mạng cục bộ tại trung tâm được kết nối điều khiển đến từng phân vùng quản lý của hệ thống chiếu sáng hiện hữu thông qua đường truyền tải Internet.
- Đường truyền tải Internet của hệ thống được sử dụng 2 công nghệ truyền tải thông qua đường dây điện thoại :
• Sử dụng công nghệ ADSL ( Asymmetric Digital Subscriber Line ) – Đường thuê bao kỹ thuật số không đối xứng – Đường truyền công nghệ này dùng cho những phân vùng điều khiển có đường truyền ADSL – Phân vùng bao gồm các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7… 
 
Tại các phân vùng điều khiển hệ thống chiếu sáng ngoài trung tâm :
Tại mỗi phân vùng điều khiển của hệ thống chiếu sáng hiện hữu được hình thành cấu trúc điều khiển gồm : 1 tủ khu vực cho phân vùng khu vực ITD; ITD được sử dụng theo đường truyền tải Internet sử dụng công nghệ ADSL có chức năng nhận lệnh, điều khiển từ trung tâm chuyển đến địa chỉ của đơn vị điều khiển cục bộ ( viết tắt là UCL ) và nhận thông tin của UCL chuyển về trung tâm. UCL có chức năng nhận lệnh từ tủ khu vực để truyền tải lệnh đến các đơn vị điều khiển đèn ( viết tắt là UDC ) và ghi nhận những thông tin của UDC chuyển về cho tủ điều khiển khu vực. Hệ thống truyền tải thông tin tại khu vực sử dụng đường truyền tải điện chiếu sáng hiện hữu, sử dụng công nghệ truyền tin PLC ( Power Line Carrier – Dùng sóng điện lực 50Hz làm sóng mang truyền tin ). Giữa các UCL được kết nối với nhau thông qua đơn vị kết nối điện từ ( viết tắt là DCM ) hoặc đơn vị kết nối vô tuyến ( viết tắt là UTR ). ( DCM dùng cho những nơi có thể kéo lưới chiếu sáng giáp với nhau, UTR dùng cho những nơi không thể kéo cáp giáp lưới với nhau ). 
Hàng loạt sản phẩm cột đèn cao áp đường phố
Với giải pháp kỹ thuật - công nghệ trên thành phố Hồ Chí Minh sẽ có một hệ thống điều khiển trung tâm hiện đại cho biết tình trạng chiếu sáng công cộng mọi lúc mọi nơi, có được những thông tin của hệ thống nhằm thiết lập cách thức tổ chức để đối phó hữu hiệu với các sự cố, các vấn đề. Trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng cũng như trên các lĩnh vực khác, quản lý tốt hoàn toàn nhờ vào thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. 
Hệ thống được đề nghị trên đây là hệ thống duy nhất trên thế giới giúp biết được chính xác về tình trạng của chiếu sáng công cộng của từng điểm chiếu sáng tại mọi thời điểm.

Ngoài những lợi ích kinh tế trực tiếp thu được do tiết kiệm điện năng, tiết kiệm trong quản lý duy tu bảo dưỡng, … hệ thống điều khiển trung tâm này làm tăng chất lượng dịch vụ quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng. Điều này đặc biệt quan trọng do xu hướng hiện nay trên thế giới chiếu sáng công cộng đã trở thành một tiêu chí của chất lượng cuộc sống đô thị, đặc biệt ở các quốc gia nhiệt đới nơi mà cuộc sống về đêm được xem là quan trọng.

Đây còn là một phần hình ảnh của thành phố (ví như :" Paris - kinh đô ánh sáng") và thu hút đông đảo khách du lịch. Chiếu sáng công cộng yếu kém, kéo theo một ngưng trệ về du lịch vì lý do an ninh. Chiếu sáng linh động, tạo nên nhiều địa điểm vui chơi cho cuộc sống ban đêm, tạo nét thu hút của thành phố, tăng giá trị và sự sung túc cho các khu phố. Cảm giác tương đối mới mẻ này phát triển ngày càng nhiều trên thế giới. Kỷ nguyên của truyền thông, truyền hình và những tiện nghi đi lại cho phép con người biết được các thành phố khác, để có sự so sánh và yêu cầu cao hơn đối với thành phố của mình. Đa số các khu dân cư đã nhận biết và đã phát động những chương trình ánh sáng.

Khái quát hơn với hệ thống điều khiển trung tâm này những nhà quản lý chiếu sáng công cộng có phương tiện để điều khiển quản lý tốt hệ thống chiếu sáng để đạt được mục đích là cung cấp chất lượng chiếu sáng ở mức cao nhất cùng với một giá cả thấp nhất có thể được.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ :
Hiệu quả đầu tư thể hiện qua hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh tế.

1. HIỆU QUẢ KỸ THUẬT:
Giải pháp kỹ thuật được lựa chọn ở trên sẽ mang lại một chuẩn kỹ thuật mới trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng ở Việt Nam : chiếu sáng từ xa và điều hành từ xa. Chuẩn kỹ thuật này dựa trên cơ sở nối mạng đưa số liệu từ các thiết bị của hệ thống chiếu sáng về Trung tâm và từ Trung tâm có thể điều hành tới từng điểm sáng của hệ thống. 
Một kỹ thuật mới được sử dụng trong dự án này là việc truyền thông tin trên mạng lưới chiếu sáng hạ thế với tần số sóng mang khác. Như vậy sẽ tiết kiệm khi không phải đi cáp thông tin, không phải đào đường lắp đặt. 
Quá trình làm việc của hệ thống có thể tóm tắt như sau :
  • Trung tâm ghi nhận, xử lý những thông tin ( như qua photocell, giờ thực, dự báo thời tiết khu vực, những sự kiện, lễ hội diễn ra tại các khu vực ).
  • Sau đó Trung tâm ra lệnh điều khiển hệ thống ( tới từng đèn, từng tủ điều khiển khu vực ) như chế độ tắt mở,  chế độ tiết giảm.
  • Đồng thời Trung tâm cũng luôn thu thập số liệu kỹ thuật để kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống và đưa ra những báo động nếu xuất hiện sự cố.
Việc áp dụng kỹ thuật mới này sẽ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả trên cơ sở các thông tin thu thập và các hành động đưa ra nhanh chóng và chính xác.
  • Tính nhanh chóng : Hệ thống hoạt động càng hiệu quả nếu tốc độ thu thập thông tin và tốc độ ra hành động phản ứng càng nhanh. Ở mạng điều khiển, việc thu thập thông tin trong hệ thống chiếu sáng và điều khiển diễn ra với tốc độ truyền điện.
  • Tính chính xác : Vì công tác thu thập thông tin do máy móc ghi nhận nên chính xác và khách quan. Ngoài ra người điều khiển hệ thống tại trung tâm trực tiếp theo dõi thông tin, xử lý thông tin nên ra quyết định đúng đắn hơn.
Ví dụ : hiện nay nếu như  một tuyến đường bị sự cố sáng ngày hay tắt ban đêm phải mất một thời gian đến lúc có thông tin về Cty Chiếu sáng công cộng từ đội tuần tra giám sát, từ các đội duy tu, từ dân cư thì việc sửa chữa mới bắt đầu được (chưa kể độ chính xác của thông tin, chất lượng của thông tin…). Với kỹ thuật mới thì Trung tâm sẽ được báo động qua mạng và việc ngắt nguồn chiếu sáng tại tủ điều khiển sẽ tiến hành ngay trong vòng vài phút. Sau đó việc sửa chữa sẽ được tiến hành ngay, nhanh đến mức dân cư có thể cũng không nhận biết. Ngoài ra chúng ta còn chủ động sửa chữa những nhóm thiết bị đã gần hư  trên cơ sở tập hợp được từ việc thống kê lý lịch thiết bị. 

2. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ :
Không chỉ về mặt kỹ thuật mà về mặt quản lý cũng sẽ có một bước tiến lớn do số liệu quản lý luôn được cập nhật tự động :
  • Quản lý theo từng đối tượng riêng lẻ.
  • Quản lý chính xác lượng điện năng tiêu thụ để so sánh với hóa đơn tiền điện của Điện lực.
  • Ra những báo cáo đột xuất hay thường kỳ cho những sửa chữa đột xuất, những kế hoạch duy tu bảo dưỡng, số liệu quản lý được cập nhật hay quản lý vật tư  tồn kho.
  • Đặc biệt nhất là quản lý chính xác tuổi thọ của từng thiết bị để ta có chiến lược phát triển hợp lý và hiệu quả.
3.  HIỆU QUẢ KINH TẾ : 
Dự án sau khi được triển khai áp dụng sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế- tài chính thể hiện trong các khoản tiết kiệm. Các khoản tiết kiệm đó là tiết kiệm trong đầu tư, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và tiết kiệm trong công tác bảo trì hệ thống. Trước khi đi vào phân tích chi tiết các khoản tiết kiệm ta điểm qua vài số liệu cần thiết :

4. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG :
-    Do kiểm soát độ rọi linh hoạt theo nhu cầu nên giảm thiểu nhiều sự ô nhiễm sáng vào môi trường thiên nhiên.
-    Ngoài ra, nhờ vào việc kiểm soát được độ sáng của đèn, công suất tiêu thụ làm giảm phần năng lượng tỏa ra môi trường xung quanh gây nên hiệu ứng nhà kính.

Ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED cho các dự án giao thông

Sáng 22/4, tại Hà Nội, Bộ GTVT phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Giải pháp chiếu sáng LED (Light emiting diode) cho các dự án giao thông.

Sáng 22/4, tại Hà Nội, Bộ GTVT phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Giải pháp chiếu sáng LED (Light emiting diode) cho các dự án giao thông.
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường; Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam Bruno Angelet; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ GTVT, Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, Tập đoàn Schreder...
Ứng dụng công nghệ LED cho các dự án giao thông
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định một trong những giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển GTVT trong giai đoạn này là khuyến khích áp dụng công nghệ mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phương tiện sử dụng năng lượng hiệu quả trong phát triển GTVT. Theo Thứ trưởng giải pháp đèn LED có thể coi là một trong những công nghệ như vậy.
“Hội thảo chuyên đề Giải pháp đèn LED chiếu sáng các dự án giao thông ngày hôm nay sẽ không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về công nghệ đèn LED của Bỉ mà còn là cơ hội tốt để đại diện các cơ quan, đơn vị của Bộ GTVT có thể trao đổi một cách cởi mở về công nghệ đèn LED mà Tập đoàn Schreder đã thực hiện tại Bỉ và một số nước trên thế giới, qua đó rút ra những kinh nghiệm để nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển các công trình giao thông tại Việt Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh.
Ứng dụng công nghệ LED cho các dự án giao thông
Ông Mark- Giám đốc Markting khu vực Nam, Tập đoàn Schreder trao đổi với đại biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, ông Mark - Giám đốc Marketing khu vực Nam đã giới thiệu về Tập đoàn Schreder và công nghệ chiếu sáng LED, theo đó Schreder Group GIE là một tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong lãnh vực cung cấp giải pháp chiếu sáng. Được thành lập từ năm 1927, đến nay Tập đoàn có hơn 40 công ty thành viên và văn phòng đại diện trên toàn thế giới, Văn phòng điều hành đặt tại Vương quốc Bỉ. Ông Mark cho biết hoạt động chiếu sáng ở các loại hình: chiếu sáng công cộng (đường cao tốc, đường đô thị, khu dân cư), chiếu sáng công nghiệp (nhà xưởng, kho bãi, bến cảng, sân bay), chiếu sáng thể thao (nhà thi đấu, sân bãi tập luyện), chiếu sáng đường hầm, chiếu sáng đặc biệt (tượng đài, công trình kiến trúc)…
Ứng dụng công nghệ LED cho các dự án giao thông. Ảnh minh họa
Ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED cho các dự án giao thông. Ảnh minh họa

Về giải pháp chiếu sáng ứng dụng đèn LED cho các dự án giao thông, ông Nguyễn Khánh Bình - Tổng giám đốc Schreder Việt Nam cho biết, LED là một giải pháp lý tưởng cho chiếu sáng đường phố, cầu, cảng... bởi hội tụ nhiều tính năng vượt trội. Một ưu điểm khác của LED là có tuổi thọ lâu bền, nhờ đó giúp các đô thị tiết kiệm được đáng kể chi phí duy tu, bảo trì và vận hành hệ thống. Ngoài ra, công nghệ LED còn cho phép các đô thị linh động điều chỉnh và lập trình các chương trình chiếu sáng khác nhau cho từng công trình để tạo ra không gian ánh sáng tối ưu nhất trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể.

Giảm năng lượng tiêu thụ từ tiết kiệm nước

Doanh nghiệp gặp khó trong tiết kiệm nước
Dựa trên kết quả khảo sát tại 300 khách sạn, tòa nhà ở khu vực miền Nam của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM cho thấy, đối tượng tiêu thụ năng lượng hàng đầu là hệ thống điều hòa không khí (chiếm 65%), tiếp theo hệ thống nước nóng là đối tượng tiêu thụ năng lượng đứng thứ 2 với hơn 15% trên tổng năng lượng tiêu thụ.
Trong đó, hầu hết các khách sạn đang sử dụng lò hơi đốt dầu, gas hoặc sử dụng máy nước nóng điện trở với hiệu suất thấp do đó tỷ trọng năng lượng cho hệ thống nước nóng trở lên lớn hơn.
“Khi nói đến tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các tòa nhà, khách sạn, chúng ta thường nghĩ ngay đến các hệ thống sử dụng điện hoặc dầu lớn như hệ thống lạnh, chiếu sáng, lò hơi… mà ít ai biết rằng hệ thống sử dụng nước cũng là một khu vực tiêu thụ năng lượng đáng kể. Do vậy, khi kết quả kiểm toán của chúng tôi đưa ra tiềm năng tiết kiệm rất lớn từ hệ thống này thì các doanh nghiệp đều khá bất ngờ”, ông Kim Tước chia sẻ.
Xây dựng các giải pháp công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng một cách có hiệu quả.
Theo tính toán, nếu một khách sạn thay thế hệ thống vòi sen thế hệ cũ với lưu lượng nước tiêu tốn 10 lít/phút bằng loại vòi tắm công nghệ mới, sử dụng cơ chế hòa trộn các bọt khí nhỏ vào trong nước làm cho người sử dụng vẫn tận hưởng đầy đủ xung lực của nước thì sẽ giúp tiết kiệm đến 35% lượng nước sử dụng.
Tương tự, nếu thay thế bàn cầu có dung tích bồn xả là 12 lít/phút bằng bằng bàn cầu ứng dụng hệ thống xả EcoMAX tiết kiệm và hiệu quả sẽ không chỉ giúp giảm tiếng ồn mà còn tiết kiệm đến 20% lượng nước tiêu thụ. “Hiện nay, đây là phương án đang được trung tâm chú trọng tư vấn cho các tòa nhà xây mới, hoặc các tòa nhà cải tạo lại trong tương lai”, ông Tước cho biết thêm.
Một điều cũng đáng lưu tâm đó là theo danh sách doanh nghiệp trọng điểm của Thủ tướng chính phủ, số lượng các tòa nhà khách sạn là doanh nghiệp trọng điểm chiếm 30% tổng số doanh nghiệp ở hai TP lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Trong số đó, những khách sạn đưa vào sử dụng trước năm 2000 thường dùng các thiết bị công nghệ cũ, tiêu hao nhiều nước và năng lượng hơn so với các tòa nhà, khách sạn được xây dựng sau này.
Mặc dù đều ý thức được việc cần phải đầu tư cải tạo, đổi mới công nghệ nhằm tiết giảm năng lượng tiêu thụ, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mạnh dạn đầu tư đổi mới bởi hiện có rất nhiều rào cản như: Thiếu vốn đầu tư, chưa tin tưởng vào kết quả tiết kiệm năng lượng mang lại, thiếu đơn vị chuyên nghiệp có phương pháp luận phù hợp trong việc tư vấn và giám sát kết quả sử dụng năng lượng trước và sau khi thực hiện cải tạo, đổi mới công nghệ…

Đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng không cần vốn
Được biết, năm 2012, EEC HCMC đã chính thức đưa vào triển khai dự án ESCO, cung cấp các giải pháp năng lượng toàn diện bao gồm thiết kế và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, bảo tồn năng lượng, cho thuê cơ sở hạ tầng năng lượng... nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp. Đây là mô hình đã được ứng dụng nhiều trên thế giới, đặc biệt tại các nước công nghiệp phát triển.
Trong đó, thay vì doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để thực hiện việc lắp đặt hoặc thay thế các công trình tiết kiệm năng lượng, ESCO có thể ứng vốn đầu tư trước cho toàn bộ các chi phí của dự án và sẽ thu hồi vốn và lợi nhuận dựa trên việc chia sẻ khoản lợi ích từ TKNL của DN do dự án mang lại trong thời gian nhất định và số tiền do 2 bên thỏa thuận trước.
“Ví dụ, với một doanh nghiệp, mức tiêu thụ điện hàng tháng rơi vào khoảng 100 triệu đồng. Qua khảo sát, phía Trung tâm đánh giá hệ thống máy lạnh, dàn đèn đã cũ và tiêu hao năng lượng lớn, nếu được thay thế bằng hệ thống mới sẽ giảm được khoảng 30% điện năng tiêu thụ (tương đương với 30 triệu đồng). 
Khi đó, ESCO sẽ đầu tư toàn bộ chi phí để cung cấp hệ thống máy lạnh và giàn đèn mới cho doanh nghiệp. Đổi lại, ESCO sẽ lấy một phần trong tổng số 30 triệu đồng tiết kiệm được tùy theo thỏa thuận giữa hai phía cho đến khi toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu thu hồi”.
Ông Nguyễn Phước Đại, kỹ sư trưởng khách sạn Legend Saigon, một trong những khách sạn đầu tiên tại TP.HCM triển khai dự án ESCO cho biết, chỉ tính riêng việc thay thế vòi sen cũ bằng hệ thống vòi sen tiết kiệm nước công nghệ mới, khách sạn đã tiết giảm 180 lít dầu DO mỗi ngày và 4500 lít/tháng.
“Sau khi tiến hành kiểm toán, chúng tôi nhận ra rằng, việc thay thế vòi sen tiết kiệm nước là một trong những khải pháp khả thi và hiệu quả nhất. Với mức độ tiết kiệm như hiện nay, dự kiến chỉ trong vòng 5 – 7 năm, số tiền chúng tôi đầu tư cho dự án trên đã có thể thu hồi”.                         

Nghiên cứu lựa chọn công nghệ Led trong chiếu sáng đô thị HCM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2015, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Tp.HCM (ECC) đã tổ chức Hội thảo Nghiên cứu lựa chọn công nghệ Led trong chiếu sáng đô thị” tại khách sạn Kim Đô, Quận 1. Hội thảo nhằm tham mưu cho các cơ quan nhà nước lựa chọn công nghệ LED phù hợp với hệ thống chiếu sáng công cộng. Hội thảo không chỉ tập trung phân tích các công nghệ LED hiện đang sử dụng tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam mà còn giới thiệu các giải pháp tài chính kèm.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Tp.HCM cho biết hiệu quả của việc sử dụng đèn LED vào chiếu sáng đã được nhiều đơn vị trong và ngoài nước nghiên cứu, công bố…Tuy nhiên việc lựa chọn công nghệ, tiêu chuẩn nào cho chiếu sáng công cộng nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế và tái sử dụng được các trụ đèn hiện tại là hết sức quan trọng, cần ý kiến của nhiều chuyên gia, ban ngành liên quan.
 
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống chiếu sáng tiêu thụ hơn 162 triệu kWh điện/năm Chiếu sáng công cộng chiếm khoảng 90 triệu kWh/năm

Theo thống kê từ EVN năm 2010, tổng điện tiêu thụ cho chiếu sáng công cộng là 564 triệu kWh, tương đương 84,6 KTOE. Dự báo đến năm 2050 nếu hệ thống chiếu sáng công cộng hiện tại vẫn tiếp tục sử dụng thì lượng điện tiêu thụ sẽ là 653 KTOE, tốc độ tăng trung bình 6.7%. Tuy nhiên nếu thay thế hệ thống chiếu sáng hiện tại bằng đèn LED, một số nơi kết hợp với Pin năng lượng mặt trời làm nguồn cung cấp thì tổng điện năng tiêu thụ năm 2050 là 173KTOE, giảm 73.5% tổng lượng điện năng tiêu thụ…. Hiện tại việc ứng dụng ĐÈN LED vào chiếu sáng công cộng còn rất hạn chế. Đơn cử tại Tp.HCM chỉ có khoảng 1.200 bóng đèn LED được sử dụng cho các tuyến đường như Nguyễn Huệ, Thành Thái…Theo ông Huỳnh Trí Dũng, Phó chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam, hiện có 05 nguyên nhân chính dẫn đến việc ứng dụng LED chưa rộng rãi đó là: Những quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa rõ ràng chi tiết, kỹ thuật chất lượng đèn LED vẫn cần nhiều thời gian để kiểm nghiệm, giá thành cao, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp và nhiều nơi có chưa quy hoạch, qui định ứng dụng LED vào chiếu sáng. Mặt khác, công nghệ LED thay đổi quá nhanh do đó tại một số công trình khi một bộ phận LED bị hư thì phải thay thế toàn bộ đèn vì không có thiết bị thay thế.
 
Ông Huỳnh Trí Dũng, Phó chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam báo cáo hiện trạng chiếu sáng công cộng Việt Nam và các rào cản

Nhằm giải quyết những rào cảng về mặt tài chính, Bà Nguyễn Thị Ngọc Thọ, Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Năng Lượng Việt – Việt ESCO đã chia sẻ 02 giải pháp đầu tư ESCO cho hệ thống chiếu sáng như: Đầu tư ESCO theo hình thức hợp đồng tiết kiệm và hợp đồng chia sẻ tiết kiệm. Với hai hình thức đầu tư này công ty ESCO sẽ bỏ kinh phí đầu tư ban đầu và thu lại chi phí đầu tư bằng tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện cải tạo, thay thế hệ thống chiếu sáng hiện hữu bằng hệ thống chiếu sáng mới hiệu suất cao hơn. Như vậy nếu chọn hình thức ESCO để đầu tư đổi mới hệ thống chiếu sáng thì các đơn vị sẽ không phải tốn chi phí đầu tư ban đầu, được hưởng toàn bộ thiết bị sau thời gian dự án và toàn bộ chi phí năng lượng tiết kiệm được. Được đổi mới thiết bị và công nghệ mới, được chia sẻ chi phí tiết kiệm được…

Bên cạnh giải pháp đầu tư ESCO, ông Takehiro Ogawa, giám đốc Ủy nhiệm bộ phận Quốc tế, công ty Ogawa Denkico, Nhật Bản đã chia sẻ cơ chế JCM được tài trợ bởi Bộ Môi trường Nhật Bản. Theo cơ chế này các đơn vị đầu tư sẽ được hỗ trợ 20-40% chi phí thiết bị. Ông Vương Quang Trường công ty Bóng Đèn Điện Quang cũng cho biết công ty có nhiều chính sách chia sẻ tài chính với các nhà đầu tư bằng việc đầu tư trước và lấy lại chi phí bằng tiền tiết kiệm.

Hội thảo nhận được sự quan tâm của 120 đại biểu đến từ Sở Giao thông Vận tải, các công ty chiếu sáng công cộng và Công ty môi trường đô thị các tỉnh phía Nam. Đặc biệt có sự tham gia của các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh LED trên địa bàn TP.HCM, Hội chiếu sáng Việt Nam, các đơn vị thiết kế, thi công chiếu sáng và các đơn vị đầu tư tài chính...